watch sexy videos at nza-vids!

nhiptim9x.wap.sh
Giải trí-Tiện ích-dowload
Hoc TiengAnh
Sử dụng các từ (cụm từ) đệm để kéo dài thời gian



Khi tôi hướng dẫn đến đây chắc hẳn sẽ có một số giáo viên dạy ngoại ngữ phản đối. Tuy nhiên dùng nó hay không là tùy bạn, và thực tế là mọi người đều vẫn đã, đang, và sẽ tiếp tục sử dụng chúng trong hội thoại hàng ngày với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, dù là người Anh/Mỹ hay người Việt. Đó là những cụm từ như: vấn đề ở đây là, cá nhân tôi cho rằng, điểm mấu chốt là, nói chung thì… và hàng loạt các loại rằng, thì, mà, là… khác.

Có lẽ ít người để ý tại sao chúng ta lại hay sử dụng những cụm từ kiểu này, mặc dù về mặt ngữ nghĩa chúng hầu như không có giá trị gì. Sở dĩ mọi người dùng chúng là vì trong khi nói, dù bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, đôi lúc chúng ta vẫn cần thêm thời gian để suy nghĩ. Khi ấy các cụm từ kể trên là công cụ đắc lực giúp người nói có thêm một vài giây để lựa chọn ngôn từ. Nói theo cách hiện đại là "câu giờ". Cách "câu giờ" này ít ra thì cũng còn hay hơn nhiều so với việc bạn cứ "à, ờ, ừm...". Nếu bản thân những người Anh, người Mỹ cũng phải viện đến chúng để "câu giờ" thì tại sao chúng ta lại không nhỉ? Các cụm từ sau sẽ giúp bạn thoải mái, tự tin và thậm chí đôi lúc tỏ ra "sành điệu" hơn khi nói tiếng Anh:



- it’s like...- kiểu như là...


- The thing is... – vấn đề là...


- The bottom line here is... – điểm mấu chốt ở đây là…


- You know... – Cậu biết đấy...


- To be frank... – Nói thật là...


- In general.. – Nói chung thì...


- ...



Nhất thời tôi chỉ nhớ một vài cụm từ phổ biến, còn lại bạn tự tìm hiểu thêm nhé.



Tuy nhiên cái gì cũng không nên bị lạm dụng quá. Tôi từng biết một cô bạn liên tục đệm "you know" khi nói tiếng Anh, và tất nhiên việc lặp lại cụm từ đệm quá nhiều có thể gây khó chịu cho người nghe. Khi bạn nói ngày càng trôi chảy hơn, hãy chủ động tiết chế việc sử dụng các cụm từ đệm này.
Khi doc E co can noi to thanh tieng
Tôi vẫn còn nhớ hồi cấp II khi mới bắt đầu học ngoại ngữ ở trường, thầy cô giáo và bố mẹ thường nhắc khi học ngoại ngữ phải đọc to thành tiếng. Chắc hẳn bạn cũng từng nhận được lời khuyên tương tự.



Bạn có nên làm theo lời khuyên đó không? Tại sao?



Câu trả lời của tôi là "Không" và "Có".



Trong trường hợp bạn đang luyện kỹ năng đọc hiểu, thì việc đọc to thành tiếng sẽ khiến bộ não của bạn bị phân tâm trong quá trình tư duy để hiểu ý nghĩa của bài đọc. Bạn có thể làm thử với một bài báo tiếng Việt, khi đọc to lên thành tiếng, bạn sẽ cảm thấy dường như mình tiếp nhận thông tin không tốt bằng khi bạn đọc thầm. Lý do là bởi bộ não của chúng ta tư duy ý nghĩa bằng việc gợi lại các hình ảnh, âm thanh, cảm giác... Khi tai bạn nghe thấy giọng của bạn thì dù muốn dù không, tín hiệu âm thanh đó cũng vẫn được truyền tới bộ não và làm bạn bị mất tập trung trong việc tư duy. Vì vậy, khi bạn luyện kỹ năng đọc hiểu, câu trả lời của tôi là "Không".



Trong nhiều trường hợp khác, đặc biệt là khi luyện phát âm thì việc bạn đọc thầm hoặc chỉ lẩm nhẩm trong miệng là chưa đủ. Khi đó bạn cần đọc to thành tiếng. Bản chất ngôn ngữ được truyền tải bằng các âm thanh. Khi bạn học một ngôn ngữ mới, bạn đang học một hệ thống những âm thanh mới khác với hệ thống âm thanh mà bạn đang sử dụng (tức là tiếng mẹ đẻ của bạn). Để nghe nói tốt một ngôn ngữ mới, bạn cần làm quen với hệ thống âm thanh đó. Khi ấy, câu trả lời của tôi là "Có"



Chúc bạn thành công
[trang chu]
1 / 749
By TimCanCoEm
lien he: 0982316104
© 2010www.nhiptim9x.wap.sh
C-STAT